Nguyên Nhân Rối Loạn Cương Dương Là Gì? Có Nguy Hiểm Không?

Cập nhật: 03/06/2021 Lượt xem: 1822 Views

Rối loạn cương dương luôn là một trong những vấn đề về sinh lý nam giới được quan tâm nhiều nhất vì tần suất và những thứ xung quanh nó.

Ngoài những câu chuyện dở khóc dở cường trên giường chiếu thì một câu hỏi được khá nhiều cánh mài râu quan tâm và lo lắng là liệu rằng: Đằng sau rối loạn cương có phải do bệnh hiểm nghèo gì không? Hay là nó có để lại những hậu quả biến chứng nghiêm trọng không? Chúng ta cùng đi tìm câu trả lời nhé!!!

Những nguyên nhân gây rối loạn cương dương

Ở 1 người đàn ông bị rối loạn cương thì thường là do nhiều nguyên nhân kết hợp với nhau, hoặc kết hợp sau một tổn thương thực thể. Sau đây là các nguyên nhân thường gặp:

+ Tuổi cao: tuổi càng cao thì vấn đề sinh lý cảng giảm sút, đến từ việc mãn dục nam giới, và kèm theo nhiều bệnh lý mãn tính ở người lớn tuổi đi kèm. Ngoài rối loạn cương thì còn ảnh hưởng những thứ khác như xuất tinh không mạnh, thể tích tinh dịch giảm sút, thời gian giữa 2 lần quan hệ tăng lên nhiều lần.

+ Rối loạn tâm lý: nguyên nhân thường gặp ở lứa tuổi trẻ bị rối loạn cương từng đợt, và phải chú ý ở mọi lứa tuổi vì thường kèm theo và thứ phát sau nguyên nhân thực thể. Những vấn đề về mối quan hệ vợ chồng, thiếu ham muốn kích thích, tự ti bản thân… thường ảnh hưởng đến tâm lý họ.

+ Rối loạn thần kinh: những chấn thương ảnh hưởng tủy sống hay bệnh lý thần kinh như Parkinson, Alzheimer cũng có thể làm chức năng cương bị ảnh hưởng.

+ Rối loạn nội tiết: nội tiết tố nam Testosterone góp phần tăng ham muốn và dạ cương, nếu giảm nội tiết này do tuổi hay từ vùng hạ đồi sẽ góp phần làm chức năng cương kém đi.

+ Rối loạn mạch máu: các chấn thương làm tổn thương mạch máu vùng dương vật hay xung quanh sẽ làm lượng máu đến dương vật giảm gây cương giảm. Tuy nhiên nguyên nhân thường gặp nhất là xơ vữa mạch máu nhỏ, làm hẹp lòng giảm lượng máu đến.

+ Do thuốc: các thuốc như lợi tiểu Thiazide, ức chế bate adrenergic, thuốc chống trầm cảm 3 vòng… gây tác động lên chuỗi quá trình cương.

+ Thói quen: sử dụng nhiều đồ uống có cồn, các chất kích thích, hút thuốc lá thời gian dài sẽ ảnh hưởng nhiều sức khỏe nam giới nói chung và chức năng sinh lý người nam nói riêng.

Điều trị rối loạn cương dương bằng cách nào?

Có 2 nhóm điều trị rối loạn cương là điều trị đặc hiệu theo ngyên nhân và điều trị không đặc hiệu (độc lập với nguyên nhân gây bệnh)

Có 3 nguyên nhân mà ta có thể điều trị nguyên nhân gây ra rối loạn cương:

+ Nguyên nhân do tâm lý: Người bệnh có thể được trải qua quá trình điều trị tâm lý liệu pháp, nếu cần có thể gặp chuyên viên tâm lý hay bác sĩ tâm lý để điều trị.

+ Nguyên nhân nội tiết: với các thuốc hay thực phẩm bổ sung tăng tiết nội tiết tố nam nội sinh ở những người suy giảm lượng hormone này thì có thể giúp cải thiện tình trạng cương.

+ Nguyên nhân mạch máu: các phẫu thuật nối, làm thông hay thậm chí đặt thể hang nhân tạo có thể cân nhắc trên bệnh nhân bị chấn thương làm tổn thương các mạch máu ở dương vật.

Phương pháp điều trị không đặc hiệu: do đa số nguyên nhân gây rối loạn cương ở cánh mài râu thường không rõ ràng, hoặc phối hợp nhiều nguyên nhân nên việc đôi khi xác định nguyên nhân cụ thể để điều trị không hiệu quả bằng các phương pháp điều trị chung, sau đây là các biện pháp điều trị:

+ Thay đổi thuốc đang dùng kèm thay đổi lối sống lành mạnh: nếu bạn đang sử dụng thuốc hạ huyết áp thì nên báo cho bác sĩ, vì việc thay đổi từ loại ức chế beta sang alpha adrenergic sẽ rất có lợi cho việc cương. Ngoài ra thì một lối sống lành mạnh, tập thể thao thường xuyên, không rượu bia và thuốc lá, chế độ ăn healthy thì cũng giúp ích rất nhiều cho bạn đấy.

+ Sử dụng thuốc ức chế men phosphodiesterase5 (PDE5): các thuốc này có tác dụng tăng hiệu quả của Nitric Oxide lên sự giãn cơ trơn. Từ đó giúp cho việc duy trì sự cương, tác dụng trên 80% người dùng. Các thuốc đang lưu hành trên thị trường là Sildenafil, Vardenafil và Tadalafil.

Rối loạn cương dương có thật sự nguy hiểm không?

Rối loạn cương dù không đe dọa tính mạng nhưng là vấn đề khó giải quyết và nếu để bệnh diễn tiến càng lâu sẽ càng nhiều những hệ lụy đi theo nó.

Ở giai đoạn đầu của bệnh, bệnh chỉ ảnh hưởng những việc liên quan đến khi quan hệ tình dục như:

+ Không kiểm soát sự cương của dương vật, lúc cần thì xẹp lúc không cần thì lại cương, không theo nhu cầu bản thân.

+ Thời gian quan hệ ngắn đi, và không kiềm chế được quá trình lên đỉnh, dẫn đến xuất tinh sớm hơn bình thường.

Ở giai đoạn tiến triển:

+ Cơ thể bắt đầu cảm thấy tự ti bản thân, dần dề nhàm chán chuyện chăn gối, và ảnh hưởng cuộc sống vợ chồng

+ Tần số quan hệ đã ít, mà mỗi lần quan hệ lại không tạo ra khoái cảm, cậu nhỏ thì không chịu nghe lời để cương cứng, mà cương cứng rồi thì cũng không duy trì được để thỏa mãn.

Ở một số bệnh nhân đi đến giai đoạn trơ, rơi vào những trạng thái tâm lý hết sức nguy hiểm:

+ Hoàn toàn không còn nhu cầu sinh lý, thậm chí mỗi lần nhắc đến là lại thành nỗi ám ảnh.

+ Hoàn toàn đánh mất sự điều khiển cậu nhỏ, khiến thường xuyên rơi vào những trường hợp oái ăm trên bảo dưới không nghe.

Kết luận

Dù rối loạn cương không phải bệnh hiểm nghèo hay vô phương cứu chữa nhưng nếu để bệnh tiến triển thì những hệ lụy nó gây ra là vô cùng lớn. Vì vậy việc phát hiện sớm những dấu hiệu của bệnh, được điều trị sớm và đúng phác đồ của bác sĩ là vô cùng quan trọng trong việc điều trị dứt điểm bệnh này.

Chúc cánh mài râu nhiều sức khỏe và hạnh phúc trong chuyện chăn gối và cả cuộc sống nhé.


MUA THUỐC UY TÍN - CHẤT LƯỢNG Ở ĐÂU?

Để được tư vấn về sản phẩm mời các bạn liên hệ Nhà thuốc Nam khoa Men’s Health với đội ngũ Bác sĩ – Dược sĩ giàu kinh nghiệm tư vấn.

  • Hotline: 0911 161 161
  • Zalo: 0911 161 161 - Nhathuocnamkhoa.com
  • Địa chỉ: 7B/31 Thành Thái, phường 14, quận 10, Tp.HCM
  • Email: nhathuoc.menhealth@gmail.com
  • Website: https://nhathuocnamkhoa.com hoặc https://menhealthpharmacy.com/

  • Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Người bệnh phì đại tuyến tiền liệt nên lưu ý gì trong đời sống tình dục?

    BỊ YẾU SINH LÝ NÊN ĂN GÌ VÀ DÙNG GÌ?

    Tìm hiểu: Rối loạn tiểu tiện do bệnh đường tiết niệu