Tìm hiểu: Rối loạn tiểu tiện do bệnh đường tiết niệu

Cập nhật: 10/10/2023 Lượt xem: 391 Views

Bài tiết nước tiểu của cơ thể là hiện tượng sinh lý quan trọng giúp cơ thể đào thải các chất cặn bã sau chuyển hóa làm cân bằng acid base. Bình thường nước tiểu từ thận xuống bàng quang được tích trữ khoảng 300 ml sẽ đạt ngưỡng kích thích, lúc đó cơ thành bàng quang co thắt, cơ thắt cổ bàng quang mở ra và hoạt động tiểu được thực hiện.

Khi xuất hiện một số triệu chứng bất thường khi đi tiểu như: tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu nhiều, tiểu không tự chủ là lúc bệnh lý xuất hiện, mọi người nên đi khám bác sĩ để chẩn đoán bệnh đường tiết niệu.

Tiểu buốt, tiểu dắt

Định nghĩa: Tiểu buốt là đau buốt trước, trong hoặc sau khi Tiểu, đau có cảm giác nóng rát thường tăng dần lên về sau tiểu, làm cho bệnh nhân rất khó chịu, trẻ em có thể kêu khóc, thường kèm theo tiểu dắt.

Nguyên nhân và cơ chế bệnh: bình thường khi bàng quang có khoảng 300ml nước tiểu tăng mới có phản xạ kích thích bàng quang co bóp đồng thời cơ thắt bàng quang cũng được mở và nước tiểu tống ra ngoài.

Tiểu buốt, tiểu dắt là do bàng quang bị kích thích bởi yếu tố viêm hoặc yếu tố ngoại lai hoặc do ngưỡng kích thích hạ thấp.

Tiểu buốt, tiểu dắt thường gặp trong các bệnh:

– Viêm bàng quang cấp tính.

– Sỏi bàng quang, nhất là khi gặp sỏi đã lọt vào niệu đạo.

– Viêm tiền liệt tuyến, viêm niệu đạo, viêm quanh hậu môn, viêm bộ phận sinh dục nữ (như tử cung).

– U bàng quang, u tiền liệt tuyến, nhất là khi có nhiễm khuẩn kèm theo.

Tiểu nhiều lần

Định nghĩa: Bệnh nhân không có đau nóng buốt trước, trong và sau khi tiểu, mỗi lần tiểu đều có nước tiểu, nhưng số lượng ít có thể 30ml hoặc 70ml và tiểu nhiều lần trong ngày (có thể 20-30 lần).

Nguyên nhân và cơ chế bệnh:

– Do bàng quang giảm dung tích hoặc giảm ngưỡng kích thích phản xạ tiểu; thường gặp trong các bệnh: lao bàng quang mãn tính gây xơ và teo bàng quang; u, ung thư bàng quang chiếm chỗ thể tích chứa của bàng quang, khối u ngoài chèn lấn vào bàng quang.

– Do rối loạn thần kinh chức năng, thần kinh chi phối bàng quang làm ngưỡng kích thích co bóp bàng quang và mở cổ bàng quang sớm hơn bình thường; thường gặp ở người bị chấn thương thận hoặc bị bệnh tủy sống.

Tiểu không tự chủ

Định nghĩa: là trạng thái người bệnh không chủ động điều khiển được các lần tiểu trong ngày, nước tiểu tự rỉ ra thường xuyên hoặc từng lúc, có nhận biết hoặc không nhận biết được.

Có 3 loạn Tiểu không tự chủ:

– Tiểu không tự chủ hoàn toàn: nước tiểu thường xuyên rỉ ra, không có phản xạ mót đi tiểu.

– Tiểu không tự chủ không hoàn toàn: bệnh nhân vẫn còn phản xạ mót đi tiểu nhưng chưa kịp tiểu mà nước tiểu cứ rỉ ra quần không tự chủ, không nhịn được hoặc tiểu song vẫn có nước tiểu rỉ ra vài giọt.

– Bệnh nhân không cảm nhận được: khi thấy quần lót ướt mới biết là có nước tiểu chảy ra vì song song với tiểu rỉ ra không tự chủ, người bệnh vẫn điều khiển các lần tiểu trong ngày. Loại này thường gặp ở nữ có niệu quản lạc chỗ cắm vào âm đạo một bên.

Cơ chế sinh bệnh:

– Bình thường nước tiểu từ thận xuống bàng quang được tích trữ khoảng 300 ml sẽ đạt ngưỡng kích thích, lúc đó cơ thành bàng quang co thắt, cơ thắt cổ bàng quang mở ra và hoạt động tiểu được thực hiện.

– Điều khiển quá trình này diễn ra phức tạp có sự tham gia của hệ thần kinh trung ương, hạ khâu não, hệ thống ngoại tháp, cầu não nhưng trọng tâm là cung phản xạ đi tiểu lại nằm ở tủy sống ngang S2, S3, S4.

– Do vậy cơ chế tiểu không tự chủ có thể là:

. Cơ chế thần kinh: tổn thương ở vỏ não, ở não ở tủy sống.

. Cổ thành bàng quang mất tính đàn hồi.

. Cổ thành bàng quang và cơ thắt bàng quang niệu đạo bị suy yếu.

. Mất cân bằng giữa khả năng chứa của bàng quang, hệ thống cơ thắt cổ bằng quang và niệu đạo.

. Dị dạng đường tiết niệu.

Các nguyên nhân gây tiểu không tự chủ

– Nguyên nhân thần kinh: chấn thương cột sống, tai biến mạch máu não, tổn thương thần kinh trong đái tháo đường, bệnh Parkinson.

– Nguyên nhân ngoài cơ thắt: rò niệu đạo vào âm đạo; rò bàng quang vào âm đạo; niệu quản dị dạng cắm vào âm đạo nữ.

– Nguyên nhân không phải thần kinh:

Tiểu không tự chủ do cơ học: tiên phát hoặc thứ phát do sự trào ngược nước tiểu trong bí tiểu của nam giới, cơ bóp bàng quang không ổn định tiểu song rỉ ra vài giọt gặp u tiền liệt tuyến.

Tiểu không tự chủ do kích thích do bàng quang quá nhậy cảm; gặp trong viêm bàng quang, viêm lao và u bàng quang.

Do dùng thuốc: an thần, thuốc ngủ quá nhiều.

Tiểu nhiều

Định nghĩa: Trong lâm sàng, nếu thường xuyên bệnh nhân tiểu trên 2 lít/ngày là tiểu nhiều.

Bình thường, mỗi ngày mỗi người tiểu từ 1,2 – 1,5 lít; uống ít nước hoặc mùa hè nóng bức hay lao động ở môi trường nóng ra nhiều mồ hôi thì lượng nước tiểu sẽ ít hơn.

Các nguyên nhân gây tiểu nhiều:

– Người bình thường do uống quá nhiều nước hoặc truyền dịch quá nhiều cũng gây tiểu nhiều.

– Viêm thận kẽ, viêm thận-bể thận gây tổn thương ống thận ảnh hưởng tới chức năng ống thận là cô đặc nước tiểu không thực hiện được nên tiểu nhiều.

– Viêm ống thận cấp (suy thận cấp) ở giai đoạn tiểu trở lại do ống thận chưa hồi phục chức năng cô đặc nước tiểu nên gây tiểu nhiều.

– Đái tháo đường: là bệnh rối loạn chuyển hoá, biểu hiện lâm sàng cũng có ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều.

– Đái tháo nhạt: là bệnh nội tiết do giảm ADH, là yếu tố chống bài niệu nên gây tiểu nhiều.

Tiểu ít, vô niệu

Định nghĩa:

– Tiểu ít là lượng nước tiểu < 500ml/24h.

– Vô niệu là lượng nước tiểu < 100ml/24h.

Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh:

– Là do thận giảm chức năng không sản xuất được nước tiểu do suy thận cấp và suy thận mãn giai đoạn cuối.

– Các bệnh thận nhất là viêm cầu thận mãn có hội chứng thận hư hoặc hội chứng thận hư đơn thuần (là loại bệnh thận có đặc điểm là phù to, phù nhiều nên cũng có thể thiểu niệu, vô niệu) trong viêm cầu thận cấp hoặc đợt cấp của viêm cầu thận mãn.

– Thiểu niệu, vô niệu còn gặp trong các bệnh suy tim, xơ gan ở giai đoạn mất bù (điều trị suy tim, xơ gan và thuốc lợi tiểu không đáp ứng).

– Một số bệnh nhiễm trùng gây sốt cao cũng gây thiểu niệu, vô niệu.

Những nguyên nhân gây suy thận cấp làm thiểu niệu, vô niệu:

– Trước thận: mất máu, mất nước, tụt huyết áp, suy tim.

– Tại thận: viêm cầu thận cấp và mãn, ngộ độc gây tổn thương ống thận cấp, sốt rét ác tính, ngộ độc mật cá trắm.

– Sau thận: do sỏi, do u.

– Với suy thận mãn: là hậu quả của nhiều bệnh thận trong giai đoạn cuối.

Cơ chế:

. Do mất máu làm giảm áp lực lọc cầu thận.

. Hoại tử ống thận cấp, tắc ống thận.

. Tăng áp lực tổ chức kẽ thận.

. Suy thận giai đoạn cuối làm thận mất chức năng của các nephron không tạo được nước tiểu.


MUA THUỐC UY TÍN - CHẤT LƯỢNG Ở ĐÂU?

Để được tư vấn về sản phẩm mời các bạn liên hệ Nhà thuốc Nam khoa Men’s Health với đội ngũ Bác sĩ – Dược sĩ giàu kinh nghiệm tư vấn.

  • Hotline: 0911 161 161
  • Zalo: 0911 161 161 - Nhathuocnamkhoa.com
  • Địa chỉ: 7B/31 Thành Thái, phường 14, quận 10, Tp.HCM
  • Email: nhathuoc.menhealth@gmail.com
  • Website: https://nhathuocnamkhoa.com hoặc https://menhealthpharmacy.com/

  • Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Người bệnh phì đại tuyến tiền liệt nên lưu ý gì trong đời sống tình dục?

    BỊ YẾU SINH LÝ NÊN ĂN GÌ VÀ DÙNG GÌ?

    Tìm hiểu: Rối loạn tiểu tiện do bệnh đường tiết niệu