NƯỚC TIỂU CÓ MÁU | CẢNH BÁO BỆNH LÝ NGHIÊM TRỌNG

Cập nhật: 27/09/2020 Lượt xem: 1810 Views

Nước trong cơ thể được đưa về thận, thận giữ lại những chất cần thiết và loại bỏ chất thải trong cơ thể ra ngoài theo nước tiểu. Sau khi hình thành nước tiểu đưa xuống bàng quang nhờ niệu quản.

Bàng quang đầy sẽ đẩy nước tiểu ra ngoài bằng niệu đạo. Ở nam giới, đoạn niệu đạo gần bàng quang có một cấu trúc bao bên ngoài gọi là tuyến tiền liệt.

Việc nước tiểu có máu là dấu hiệu cảnh báo có vấn đề nghiêm trọng trên hệ thống hình thành, lưu trữ và vận chuyển nước tiểu. Gồm có thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo, thậm chí là tuyến tiền liệt.

Phân loại tiểu máu

Tiểu máu được chia thành 2 loại:

  • Tiểu máu đại thể: là tình trạng xuất hiện máu cục hoặc máu đỏ tươi trong nước tiểu. Cần phân biệt với tình trạng nước tiểu màu đỏ do chế độ ăn nhiều củ dền, lá keo hoặc dùng thuốc kháng lao như chlorpromazine, thioridazine
  • Tiểu máu vi thể: là tình trạng xuất hiện máu trong nước tiểu nhưng với số lượng ít không đủ để thay đổi màu sắc nước tiểu. Tiểu máu vi thể không thể phát hiện bằng mắt thường mà chỉ được nhận biết thông qua các xét nghiệm nước tiểu.

Cảnh giác với máu trong nước tiểu

Nguyên nhân tiểu máu

Khi có sự tổn thương các cấu trúc trên đường đi của nước tiểu sẽ làm xuất hiện máu trong nước tiểu.

  • Viêm cầu thận cấp: là một bệnh lý tổn thương cầu thận, làm thoát hồng cầu vào trong nước tiểu. Kèm theo đó là những triệu chứng tăng huyết áp, phù.
  • Sỏi thận – niệu quản: sỏi làm tổn thương niêm mạc niệu quản, niêm mạc bể thận, dẫn đến xuất huyết
  • Các bệnh lý bàng quang: viêm bàng quang, sỏi bàng quang làm tổn thương cấu trúc bàng quang cũng là nguyên nhân gây xuất huyết vào trong nước tiểu. Tiểu máu do nguyên nhân này thường là tiểu máu cuối dòng.
  • Viêm tuyến tiền liệt: khi tuyến tiền liệt bị viêm làm giãn các mạch máu xung quanh niệu đạo, gây thoát các tế bào hồng cầu vào nước tiểu.
  • Viêm niệu đạo, tổn thương niệu đạo do nhiễm khuẩn hoặc sỏi
  • Các bệnh lý rối loạn đông máu

Chẩn đoán nước tiểu có tiểu máu

Đề chẩn đoán tình trạng nước tiểu có máu cần sự kết hợp của các yếu tố lâm sàng và cận lâm sàng. Khi thấy nước tiểu đổi sang màu đỏ hoặc thấy những cục máu đỏ trong nước tiểu, người bệnh cần được thực hiện một số xét nghiệm:

  • Tổng phân tích nước tiểu: để xác định thành phần hồng cầu trong nước tiểu. Là dấu hiệu chỉ điểm tình trạng tiểu máu vi thể.
  • Siêu âm bụng: đánh giá các cấu trúc bàng quang, tuyến tiền liệt, thận để tìm những tổn thương của các cơ quan này (nếu có).
  • Các xét nghiệm máu như công thức máu, ure, creatinin, albumin, đông máu…để tầm soát những nguyên nhân bệnh lý gây tiểu máu.

Tiểu máu là một trong những triệu chứng của các bệnh thận tiết niệu hoặc rối loạn đông máu. Khi phát hiện tình trạng tiểu máu, người bệnh cần tìm đến các bác sĩ chuyên khoa ngoại tiết niệu hoặc thận học để được thăm khám và tầm soát các bệnh lý nguyên nhân.

Từ đó người bệnh có thể được can thiệp kịp thời, ngăn chặn biến chứng có thể xảy ra.

Xem thêm bài viết liên quan: 


MUA THUỐC UY TÍN - CHẤT LƯỢNG Ở ĐÂU?

Để được tư vấn về sản phẩm mời các bạn liên hệ Nhà thuốc Nam khoa Men’s Health với đội ngũ Bác sĩ – Dược sĩ giàu kinh nghiệm tư vấn.

  • Hotline: 0911 161 161
  • Zalo: 0911 161 161 - Nhathuocnamkhoa.com
  • Địa chỉ: 7B/31 Thành Thái, phường 14, quận 10, Tp.HCM
  • Email: nhathuoc.menhealth@gmail.com
  • Website: https://nhathuocnamkhoa.com hoặc https://menhealthpharmacy.com/

  • Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Người bệnh phì đại tuyến tiền liệt nên lưu ý gì trong đời sống tình dục?

    BỊ YẾU SINH LÝ NÊN ĂN GÌ VÀ DÙNG GÌ?

    Tìm hiểu: Rối loạn tiểu tiện do bệnh đường tiết niệu